Tên miền là gì?

Đăng Để lại phản hồi

Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên . Khác với cách tổ chức theo các cấp : nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ , cách đánh địa chỉ đặc biệt , rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.

Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

domains

Ví dụ một địa chỉ Internet : 146.123.110.224

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ ).

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên Miền là truy nhập được.

Vậy tên Miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.

Hay có thể hiểu Tên miền là định danh của website trên Internet. Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước. Tên miền có hai dạng:

– Tên miền quốc tế dạng: www.tencongty.com (.net, .biz .org, .info…)

– Tên miền quốc gia dạng: www.tencongty.com.vn (hoặc .net.vn, .biz.vn .org.vn, .gov.vn…)

Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 domain name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.

Để lựa chọn được tên miền hay có rất nhiều thủ thuật, bạn có thể lựa chọn trong các tiêu chí sau đâu: tên miền ngắn, dễ nhớ, liên quan đến hoạt động và dịch vụ công ty, mô tả được một cách tổng quát nội dung muốn truyền tại trên website..
1. Bạn nên chọn 1 tên miền dễ nhớ, có thể phát âm khi gọi điện thoại

2. Chọn tên miền ít âm tiết
VD “cocacola” được gọi là thương hiệu dài nhưng ít âm tiết

3. Tên miền bạn thích thường đã bị người khác mua, vì thế bạn có thể chọn tên miền theo cú pháp : tenchung+tenrieng
VD : thammyvienthanhbinh.com.vn , dientudienlanhbachkhoa.com
Thực tế những tên miền như này hoạt động rất hiệu quả cả trong tìm kiếm lẫn tạo thương hiệu, hơn nữa lại dễ mua hơn

4.Đối với website thương mại, nên chọn tên miền có đuôi .com .net .vn .com.vn
Những tên này , khách hàng dễ nhớ hơn, nhưng tên miền có đuôi uk chẳng hạn, dễ mua nhưng khách hàng khó nhớ, hơn nữa khi khách hàng không đánh đuôi tên miền thì 1 số trình duyệt sẽ tự thêm .com vào.
Trừ khi nhiều chi phí, bạn có thể mua toàn bộ những tên miền với 4 đuôi trên, việc mua thêm các đuôi khác sẽ lãng phí

5.Tên miền quốc tế có giá rẻ ( khoảng 150.000 tùy thời điểm ), bạn nên mua 1 loạt các tên miền gần giống hoặc liên quan đến tên miền của mình

6.Mua nhiều nhưng nên tập trung hoạt động vào 1 tên miền chính để tăng khả năng tìm kiếm cho tên miền chính, và cũng chỉ nên dùng 1 tên miền làm email

Cấu tạo của Domain name/ Tên miền

Đăng Để lại phản hồi

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.pavietnam.vn là tên miền máy chủ Web của PA . Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ , thành phần thứ hai “pavietnam.vn” thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

box with domains

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”) bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v.. và các lĩnh vực dùng chung cho toàn cầu và 2 chỉ dùng ở Mỹ.

a/ Dùng chung.
.COM: Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.

.BIZ: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với” .COM”.

.EDU: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.

.GOV: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.

.NET: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.

.ORG: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.

.INT: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

.AC: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

.PRO: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.

.INFO: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân

.HEALTH: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.

.NAME: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet

b/ Dùng ở Mỹ
6- MIL : Quân sự ( Military )
7- GOV : Nhà nước ( Government )

2/ Tên miền mức hai ( Second Level ) : Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như các lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ:

.COM.VN
.BIZ.VN
.EDU.VN
.GOV.VN
.NET.VN
.ORG.VN
.INT.VN
.AC.VN
.PRO.VN
.INFO.VN
.HEALTH.VN
.NAME.VN

Các loại Domain name/ Tên miền

Đăng Để lại phản hồi

Domain name cấp cao nhất

Domain name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,… hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,…

domain-name-registrations1

Ví dụ:
www.pavietnam.vn
www.raovat.com
www.yahoo.com
www.vnn.vn

Được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong kinh doanh trên Internet của các doanh nghiệp.

Domain name thứ cấp

Là tất cả những loại Domain name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain name cấp cao nhất.

Ví dụ:
http://news.pavietnam.vn
http://local.pavietnam.vn
Được coi là những tên miền thứ cấp.

Lưu ý khi chọn tên miền

Đăng Để lại phản hồi

Để lựa chọn được tên miền hay có rất nhiều thủ thuật, bạn có thể lựa chọn trong các tiêu chí sau đâu: tên miền ngắn, dễ nhớ, liên quan đến hoạt động và dịch vụ công ty, mô tả được một cách tổng quát nội dung muốn truyền tại trên website..

Lưu ý khi chọn tên miền
Lưu ý khi chọn tên miền

1. Bạn nên chọn 1 tên miền dễ nhớ, có thể phát âm khi gọi điện thoại

2. Chọn tên miền ít âm tiết
VD “cocacola” được gọi là thương hiệu dài nhưng ít âm tiết

3. Tên miền bạn thích thường đã bị người khác mua, vì thế bạn có thể chọn tên miền theo cú pháp : tenchung+tenrieng
VD : thammyvienthanhbinh.com.vn , dientudienlanhbachkhoa.com
Thực tế những tên miền như này hoạt động rất hiệu quả cả trong tìm kiếm lẫn tạo thương hiệu, hơn nữa lại dễ mua hơn

4.Đối với website thương mại, nên chọn tên miền có đuôi .com .net .vn .com.vn
Những tên này , khách hàng dễ nhớ hơn, nhưng tên miền có đuôi uk chẳng hạn, dễ mua nhưng khách hàng khó nhớ, hơn nữa khi khách hàng không đánh đuôi tên miền thì 1 số trình duyệt sẽ tự thêm .com vào.
Trừ khi nhiều chi phí, bạn có thể mua toàn bộ những tên miền với 4 đuôi trên, việc mua thêm các đuôi khác sẽ lãng phí

5.Tên miền quốc tế có giá rẻ ( khoảng 150.000 tùy thời điểm ), bạn nên mua 1 loạt các tên miền gần giống hoặc liên quan đến tên miền của mình

6.Mua nhiều nhưng nên tập trung hoạt động vào 1 tên miền chính để tăng khả năng tìm kiếm cho tên miền chính, và cũng chỉ nên dùng 1 tên miền làm email

Bạn có thể có bao nhiêu tên miền

Đăng Để lại phản hồi

Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn,vào mục tiêu kinh doanh của công ty. nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.Tất cả những tên miền phụ của bạn với mục đích chỉ đến một tên miền chính. Quan trọng là bạn hãy chọn được những tên miền thực sự hữu ích, phục vụ cho quá trình kinh doanh của bạn và không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào. Giả sử, một khách hàng muốn vào trang web của bạn nhưng chỉ suy đoán, không nhớ rõ địa chỉ, thay vì phải là www.vnexpress.net thì với thói quen của người Việt Nam lại gõ www.vnexpress.com.vn hay những khách ngoại quốc www.vnexpress.com … hay gõ nhầm vào một trang web của một công ty có tên tương tự…Như vậy bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội đối với những khách hàng này.

domain-name

Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo 100 website. Tất cả những gì bạn cần làm là chuyển huớng 99 tên miền còn lại tới một miền chính.

Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hang lọat tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.

Bạn đã từng gõ một địa chỉ website theo sự phỏng đoán của mình chưa?. Nếu bạn đang tìm đồ chơi cho đứa trẻ mới sinh bạn thử đánh www.babytoys.com?. Đây là cơ hội tốt cho bất kỳ ai không thành thạo Internet thử đoán địa chỉ bằng cách đánh tên sản phẩm họ đang tìm. Nếu bạn sở hữu 100 miền liên quan tới sản phẩm của bạn thì khách hàng đánh cái gì không thành vấn đề, họ sẽ tới được website của bạn (nếu bạn bán những gì họ đang tìm). Đó là cách rất hay để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh!!!

Bạn có thể sử dụng những tên miền có nhiều phần đuôi khác nhau: .vn, .com.vn, .biz… và trùng với tên công ty, ngành nghề kinh doanh hoặc các sản phẩm của chính công ty bạn nếu bạn không muốn bỏ lỡ bất kỳ một đối tượng khách hàng nào. Như thế, bạn có thể:

* Đẩy mạnh được các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
* Lôi kéo nhiều lượng truy cập thông qua việc cung cấp cho khách hàng nhiều cách tìm kiếm trên mạng.
* Tận dụng triệt để các cơ hội.
* Tránh những trường hợp trùng tên.
* Tránh các trường hợp gõ nhầm (sai lỗi chính tả).

Tên miền chưa được coi là đối tượng sở hữu trí tuệ

Đăng Để lại phản hồi

Đa số những vụ tranh chấp tên miền ở Việt Nam thời gian qua diễn ra giữa bên chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và bên nắm giữ tên miền trùng với nhãn hiệu đó.

domain-name1

Theo thông lệ chung trên thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng việc quản lý tên miền theo nguyên tắc “đăng ký trước được quyền sử dụng trước”. Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký nhằm đảm bảo không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác.

Chính vì nguyên tắc “đăng ký trước được xét cấp trước” nên nhiều năm qua đã diễn ra khá nhiều vụ tranh chấp liên quan đến tên miền của các nhãn hiệu nổi tiếng như toyotavn.vn; samsungmobile.vn; ibm.com.vn; fanta.com.vn; bitis.vn…

Trong khi đó, không ít chủ nhãn hiệu chủ quan nghĩ “tên liên quan đến tôi, chỉ tôi được sử dụng” và tin rằng nếu đã đăng ký bảo hộ thương hiệu thì ắt sẽ đòi lại được tên miền liên quan. Tuy nhiên, bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế là một vấn đề khác vì theo thông lệ trên thế giới, tên miền không nằm trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, như vậy không có nghĩa việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế sẽ đồng thời được bảo hộ trên Internet.

Các vụ tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu liên tục xảy ra.

Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ TT-TT quy định đối với các trường hợp tranh chấp tên miền không thương lượng được thì hoàn toàn có thể giải quyết triệt để thông qua hình thức khởi kiện tại tòa án hoặc thông qua trọng tài. Tuy nhiên, website của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ghi rõ nếu muốn khởi kiện đòi tên miền, nội dung đơn khởi kiện của chủ thể có tranh chấp phải đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu: Tên miền trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại mà người khiếu kiện có quyền và lợi ích hợp pháp; người bị khiếu kiện không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó; và tên miền được người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người khiếu kiện. Có nghĩa, nếu bên nguyên đơn không chứng minh được bên bị có ý đồ xấu hoặc không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền thì họ khó đòi được tên miền.

Hiện nay, để hoàn thiện hơn về chính sách quản lý, Bộ TT&TT cũng đã trình Thủ tướng ban hành quyết định về đấu giá, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông và Internet, trong đó gồm các quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục chuyển nhượng tên miền… Khi đó, giao dịch tên miền được hợp pháp hóa, công bằng để tài nguyên được phân bổ bình đẳng và đảm bảo hiệu quả.
Dù vậy, trong khi chờ dự thảo mới có hiệu lực, để tránh bị tranh chấp và có nguy cơ phải bỏ ra số tiền lớn để mua lại tên miền, các doanh nghiệp cần có ý thức đăng ký sớm tên miền liên quan tới thương hiệu của họ. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) từ đầu năm 2012, có 181.000 tên miền .vn được đăng ký, trong số này có 124.000 tên liên quan đến các tổ chức và doanh nghiệp. Thế nhưng, số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là trên 500.000 (theo số liệu của VCCI). Có nghĩa, chỉ khoảng 20% doanh nghiệp trong nước đã đăng ký và thực sự sở hữu tên miền quốc gia.

Nguồn: VNExpress

Hét giá 10 tỉ đồng, “vua tên miền Việt Nam” có nguy cơ hầu tòa?

Đăng Để lại phản hồi

Theo luật sư Phạm Thành Long: Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcombank) hoàn toàn có thể kiện người sở hữu 3 tên miền gây nhầm lẫn nếu thỏa mãn 3 điều kiện.

PVcombank đang quản trị thương hiệu theo kiểu “Made in Vietnam”?

Có thể nói, thương hiệu được xem là tài sản vô hình, nó có thể chiếm hơn 60% giá trị tài sản của công ty. Khi uy tín thương hiệu càng cao, giá trị thương hiệu càng lớn. Việc các tập đoàn đa quốc gia đổ nhiều tiền vào chiến lược marketing nhằm quảng bá hình ảnh, giúp thương hiệu của mình mạnh hơn, định vị trong tâm trí người tiêu dùng sẽ tỉ lệ thuận với lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm đó rất nhiều.

Ông David Nguyễn, từng là chuyên viên tư vấn khối khách hàng doanh nghiệp JP Mogan Bank Úc nhận xét: “Quản lý tốt tên thương hiệu mình là 1 bài toán khó cho các doanh nghiệp nhưng có những quy tắc quản lý bất biến mà các doanh nghiệp nội vẫn cứng cổ không chịu thừa nhận mình đã không làm hoặc làm sai”.

Ông David Nguyễn đưa ra ví dụ về vấn đề bản quyền thương hiệu của các doanh nghiệp. Ở các tập đoàn đa quốc gia, khi họ hoạch định chiến lược thương hiệu, họ luôn xác định rõ ràng đó là tài sản có giá trị nhất, nên cấp thiết họ luôn phải bảo vệ hình ảnh sản phẩm hay thương hiệu bằng cách đăng ký tên thương hiệu và bằng sáng chế của họ ở mọi quốc gia mà họ hướng tới.
Hét giá 10 tỉ đồng, “vua tên miền Việt Nam” có nguy cơ hầu tòa?

Domain-1-12c08

PVcombank – ngân hàng có tổng tài sản 100.000 tỉ đồng này đang đối mặt với nhiều rủi ro trong quản trị thương hiệu.

Điển hình như trường hợp của Apple khi cho ra đời sản phẩm iPad New, Apple đặt tên này để tạo ra sự khác biệt cho các các sản phẩm sau khi Steve Jobs rời ghế CEO mà không phải là iPad 3 như mọi người vẫn nghĩ. Trong khi có 1 người đã đang ký tên thương hiệu iPad 3 dù không phải tên sản phẩm chính của mình nhưng CEO vẫn kiện để đòi lại quyền lợi sử dụng tên iPad.

Khách hàng nước ngoài biết tới Legendee cofee của Trung Nguyên, nhưng khi vào website trên thì lại thấy đăng sản phẩm của Starbucks – hãng coffee đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Nguyên tại Việt Nam. Điều này đã gây hiểu lầm cho sản phẩm và hình ảnh của Trung Nguyên rất nhiều.

Nguyễn Trọng Khoa cũng từng gây sóng gió rất nhiều khi lấy đi tên miền eurowindowholdings.com của Tập đoàn Eurowindow. Khi cả 2 không tìm được tiếng nói chung trong chuyện mua bán thì Tập đoàn này đã phải nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết với Khoa nhưng bất thành vì luật pháp Việt Nam chỉ cấm mua bán tên miền có đuôi.vn chứ không thể cấm mua bán tên miền quốc tế.

Gần đây, một ngân hàng khác cũng bị Nguyễn Trọng Khoa đăng ký mất một số tên miền có liên quan tới ngân hàng của mình. Đó là Ngân hàng Đại chúng Việt Nam của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, có website chính thức là PVcombank.com.vn. Ông Khoa đã đăng ký một số tên miền, trong đó có 3 tên miền khác gần tương tự với nhãn hiệu của ngân hàng này, dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng gồm VietnamPublicBank.com, VPComBank.com, NganHangDaiChungVietnam.com.

Đáp lại cho sự nhắc nhở của báo giới và sự e ngại của người dùng thì ngân hàng này lại tuyên bố 3 tên miền này không có liên quan tới ngân hàng mình. Và ngân hàng Đại chúng cũng không có ý định lấy 3 tên miền này về dù Nguyễn Trọng Khoa đã có nhã ý tặng lại.

Theo ông David Nguyễn, điều này đã đặt ra câu hỏi lớn: “Nếu có đối tượng nào đó mua lại và dùng nó để làm xấu đi thương hiệu của ngân hàng này trong ngành tài chính thế giới thì sẽ thế nào? Nếu đối tượng nào đó dùng nó để lừa đảo và khai thác thông tin khách hàng của ngân hàng trên để rút tiền thì sẽ ra sao? Và ai là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề trên? Hay ngân hàng này lại đổ lỗi cho khách hàng không chú ý tới nhận diện thương hiệu của ngân hàng trên?”.
Hiện tại, “trùm” tên miền Nguyễn Trọng Khoa đang rao bán 3 tên miền có liên quan tới ngân hàng PVcombank với mức giá 10 tỉ đồng.
Hét giá 10 tỉ đồng, “vua tên miền Việt Nam” có nguy cơ hầu tòa?

Domain-2-12c08

“Trùm” tên miền Nguyễn Trọng Khoa đang rao bán 3 tên miền có liên quan, gần giống nhãn hiệu của ngân hàng Đại chúng VN, với mức giá 10 tỉ đồng.

Hét giá 10 tỷ đồng, trùm tên miền có nguy cơ bị kiện

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, luật sư Phạm Thành Long (Văn phòng Luật Gia Phạm – 133 Thái Hà – Hà Nội) cho biết: Việc tên miền trùng tên nhãn hiệu trên thực tế đã xảy ra rất nhiều.

Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcombank) hoàn toàn có thể khởi kiện Nguyễn Trọng Khoa và khả năng thắng là có, nhưng cần đảm bảo 3 điều kiện:

Thứ nhất, PVcombank phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho thương hiệu của mình tại Việt Nam cũng như Thế giới, tức là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan tới nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc nhãn hiệu phải đăng ký trước.

Thứ hai, nhãn hiệu trùng và gây nhầm lẫn với tên miền thì phải xem tên miền đó đăng ký vào thời gian nào, nó là tên miền loại gì. Trong trường hợp của ngân hàng PVcombank nêu trên, tên miền của Nguyễn Trọng Khoa là .com, đây là tên miền cấp 1, cấp quốc tế (Top-level Domain – TLD) thuộc cơ quan chủ quản là Công ty quản lý tên và số hiệu cấp phát Internet (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers, viết tắt là ICANN). Cơ quan tổ chức quản lý tên miền này có một quy chế thống nhất để giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế, đồng thời cũng là luật giải quyết tranh chấp tên miền. Tổ chức ICANN này lại thuộc sở hữu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Cơ quan giải quyết tranh chấp tên miền sẽ là cơ quan trọng tài thuộc WIPO.

Thứ ba, PVcombank cần chứng minh việc cá nhân Nguyễn Trọng Khoa chiếm hữu tên miền thương hiệu trùng lắp gây nhầm lẫn với thương hiệu mình là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu.
“Khi thỏa mãn 3 yếu tố này, phía ngân hàng mới có quyền yêu cầu hủy hoặc chuyển đổi tên miền gây nhầm lẫn của Nguyễn Trọng Khoa. Yêu cầu cơ quan trọng tài của WIPO làm trọng tài giải quyết việc này. Còn nếu website của anh Khoa quảng bá hoặc đăng tải một thông tin khác không liên quan gì tới ngân hàng thì không sao cả” – luật sư Long nhấn mạnh.

Nguồn: Laodong.com.vn

Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè

Đăng Để lại phản hồi

Sáng ngày 11/3 một nhóm xưng là nhà đầu tư tên miền đang bán dạo các tên miền tại các ngã tư trong khu vực quận 3 TP.HCM. Trong đó những tên miền như quoccuonggialai.com, nganhangxaydung.com, globalptrobank.com… được rao bán hàng tỷ đồng.
Một nhóm người đang thay nhau cầm những tấm bảng ghi tên miền, giá tiền cụ thể từng tên miền đứng ở ngã tư Trương Định – Võ Văn Tần để bán dạo cho người đi đường. Lý do được ghi rõ ràng trên các tấm bảng là “cần tiền trả nợ”, “cần tiền cưới vợ”…

Trong nhóm này có người tự xưng là “vua tên miền Việt Nam” Nguyễn Trọng Khoa đang cho biết: “lý do bán những tên miền này trước hết là mong muốn các doanh nghiệp có tên miền tương tự như tên miền được ra bán nhận thức được việc bảo vệ uy tín của doanh nghiệp mình nếu mua lại những tên miền trên. Tránh trường hợp các tên miền này bị rơi vào tay những người xấu gây mất uy tín cho doanh nghiệp… hiện tại nhóm đang cần tiền gấp nên phải mang các tên miền này đi bán dạo.”

ten-mien-1-f8c5b

Được biết trước đây Nguyễn Trong Khoa đã hét giá các tên miền này trên các diễn đàn với số tiền khoảng 10 tỷ đồng. Hiện nay khi mang ra bán dạo ngoài đường các tên miền này vẫn được rao bán với giá tương tự.

Cách đây chưa lâu nhiều luật sư đã cảnh báo Nguyễn Trọng Khoa có thể hầu tòa vì rao bán những tên miền trùng nhãn hiệu gây nhầm lẫn. Tuy nhiên Khoa vẫn khẳng định sẽ tiếp tục rao bán đén khi có người mua vì đang cần một số tiền lớn.

Khi được hỏi tại sao không liên hệ trục tiếp với các đơn vị có nhãn hiệu trùng với tiên miền này đề trao đổi Khoa còn tiết lộ: “Trước đây với món “tài sản” là 3 tên miền trùng với nhãn hiệu của ngân hàng Đại chúng Việt Nam, tôi đã đích thân gặp lãnh đạo của PVcombank để thể hiện thiện chí tặng lại 3 tên miền này. Tuy nhiên, sau 2 tháng không có hồi âm hay có động thái tích cực, nên quyết định không tặng nữa, bây giờ sẽ bán 3 tên miền này cho người nào có nhu cầu mua lại.

Nguồn: Vietnamnet

Thắt chặt việc đăng ký tên miền “.gov.vn”

Đăng Để lại phản hồi

Tên miền “.gov.vn” chỉ được cấp cho cơ quan, tổ chức Nhà nước, tuy nhiên thời gian qua một số cá nhân đã sử dụng chữ ký, con dấu… để đăng ký trục lợi. Trước tình trạng này, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thắt chặt hơn việc đăng ký tên miền này.

Mượn con dấu để đăng ký tên miền

that-chat-dang-ky-domain

Mặc dù chỉ có các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước mới được phép đăng ký sử dụng tên miền .gov.vn nhưng thời gian qua đã xảy ra tình trạng cá nhân mượn con dấu của các Ủy ban Nhân dân xã, đăng ký tên miền này để trục lợi.

Mới đây, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt 4 website cung cấp dịch vụ visa trái phépthông qua các địa chỉ tên miền có đuôi .gov.vn là vietnamvisa.gov.vn, visatovietnam.gov.vn, visavietnam.gov.vn, Vietnam-visa.gov.vn. Các đối tượng đã lợi dụng con dấu của Ủy ban Nhân dân xã, Chi cục Thống kê huyện… để đăng ký tên miền của tổ chức nhà nước, sau đó tên miền này chuyển cho cá nhân quản lý, sử dụng với mục đích thương mại.

VNNIC cho biết việc Thanh tra Bộ TTTT xử phạt một số chủ thể tên miền trong thời gian vừa qua chính là một trong các biện pháp tăng cường trong các hoạt động quản lý. Trước tình hình bùng nổ thông tin đa chiều như hiện tại thì công tác thanh kiểm tra càng cần phải tăng cường và phải tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, giáo dục cộng đồng.

Thắt chặt quy trình thẩm định

VNNIC vừa ra quyết định 179/QĐ-VNNIC về việc quy định tiếp nhận, xử lý yêu cầu đăng ký tên miền “.gov.vn”. Theo đó, hồ sơ đăng ký tên miền “.gov.vn” phải có bản khai đăng ký tên miền gốc, có đủ chữ ký, dấu của người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức đăng ký tên miền; phải có đầy đủ thông tin về người quản lý tên miền (là người đứng đầu hoặc cấp phó của đơn vị nộp hồ sơ đăng ký tên miền).

Sau khi nhận hồ sơ, VNNIC sẽ phối hợp cùng các nhà đăng ký tên miền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trước khi xem xét cấp quyền sử dụng.

Trong trường hợp hồ sơ chưa có thông tin rõ ràng về đối tượng đăng ký thì tổ chức yêu cầu đăng ký phải có trách nhiệm cung cấp thêm các văn bản xác thực chức năng quản lý nhà nước của đơn vị mình.

Ngoài tra, trong trường hợp đăng ký tên miền không phải là tên gọi, tên viết tắt của mình thì tổ chức phải có trách nhiệm giải trình, nêu rõ mục đích, nhu cầu sử dụng tên miền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình và cam kết sử dụng tên miền đúng mục đích.

Mạo danh, tự nhận là “đại lý chính thức”

Theo thông báo của VNNIC, hiện nay có xuất hiện 1 số trường hợp mạo danh tự nhận là đại lý, nhà đăng ký tên miền “.vn” chính thức. VNNIC khuyến cáo: Nên đăng ký tên miền .VN ttrong hệ thống nhà đăng ký tên miền .VN đã được niêm yết trên website http://vnnic.vn và http://nhadangky.vn để được đảm bảo quyền lợi, thông tin về việc đăng ký, sử dụng tên miền .VN cũng như vấn đề về phí, lệ phí.

Nguồn: dantri.com.vn

Xiaomi bỏ ra 3,6 triệu USD mua tên miền 2 ký tự Mi.com

Đăng

Với kế hoạch bán thiết bị cầm tay Redmi và Mi3 của mình trong 10 thị trường mới, công ty Trung Quốc Xiaomi cũng thay đổi tên thương hiệu cho khách hàng toàn cầu. Ông chủ toàn cầu Xiaomi Hugo Barra gần đây đã tweet rằng trang web của công ty sẽ được đổi thành tên miền đẹp Mi.com, thay vì tên miền Xiaomi.com trước đó.

Xiaomi bỏ ra 3,6 triệu USD mua tên miền 2 ký tự Mi.com
Xiaomi bỏ ra 3,6 triệu USD mua tên miền 2 ký tự Mi.com

Trong khi nó có vẻ như một sự thay đổi đơn giản, theo tờ China Daily, Xiaomi đã phải chi 3,6 triệu USD cho tên miền Mi.com. Đó là tên miền đẹp được mua đắt nhất trong năm, đứng trên cả giao dịch tên miền whisky.com – chi phí 3,1 triệu USD.

Các bạn có thể chọn cho mình trong danh mục tên miền một tên miền đẹp 4-5 ký tự tại đây >>

Một phần của lý do đằng sau sự thay đổi tên miền rất đơn giản này là – người không có nguồn gốc Trung Quốc có xu hướng gặp khó khăn khi phát âm các âm “xiao”. Hầu hết sẽ phát âm là “shaow”.

Một cách gọi đơn giản “mi” làm cho tên thương hiệu dễ dàng với tất cả mọi người, đặc biệt là khi “mi” xây dựng thương hiệu rất dễ dàng nhìn thấy trong các sản phẩm như Redmi, MIUI và dòng sản phẩm mới của các bộ định tuyến không dây, Wi-Fi Mi.

Các tên miền đắt nhất mọi thời đại là VacationRentals.com, vốn được giao dịch với 35 triệu USD trong năm 2007. Sex.com đứng chỉ thứ ba trong danh sách: 13 triệu USD trong năm 2010, sau khi thất bại trong giao dịch Insure.com giá 16 triệu USD.

Nguồn: Cnet – Biên dịch: Minh Quân (MuaBanTenMien.com)

Cách chọn mua tên miền hiệu quả

Đăng

Nhiều khách hàng rất băn khoăn về việc mua tên miền thế nào cho hiệu quả vì không ai đủ sức mua “bao vây” hết mọi tên miền liên quan sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp mình. MuaBanTenMien.com xin tư vấn đôi chút về kinh nghiệm mua tên miền cho chính doanh nghiệp của mình và các doanh nghiệp bạn bè, đối tác.

Cách chọn mua tên miền hiệu quả
Cách chọn mua tên miền hiệu quả

Cách 1: Chọn tên miền thương hiệu:

Cách này là phổ biến nhất, như các khách hàng của chúng tôi hiện nay đang áp dụng: goffice.vn (công ty G-Office), vnpack.com – vnpack.com.vn (Công ty Bao Bì Việt Nam), SBCvietnam.com (Công ty Sao Băng), congtymatdo.com (Công ty Mắt Đỏ), tuiso.com/images/ (Hệ thống Thế Giới Alo),… Với xu hướng này, thì việc mua tên miền khá dễ dàng nếu bạn chọn tên thương độc, lạ, không quá phổ biến. Ngoài ra, một biến thể của kiểu chọn tên miền này là chọn các tên thật ngắn, vô nghĩa nhưng dễ phát âm và còn trống ở tên miền .vn để xây dựng thương hiệu. Các đơn vị chọn tên miền và thương hiệu kiểu này rất nhiều như soha.vn, sendo.vn, nava.vn, tiki.vn, yame.vn,…

Cách 2: Chọn tên miền từ khóa:

Đây là cách làm phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam và cả trên thế giới. Cách làm là doanh nghiệp chọn trong ngành nghề kinh doanh chính của mình, tìm những tên miền liên quan, đầu tư xây dựng website để dễ thu hút khách hàng. Ví dụ, nếu bạn là công ty bán nhân sâm, mà bạn có nhansam.com, nhansam.vn, nhansamhanquoc.com thì không còn bàn cãi gì nữa – quá tuyệt vời! Tuy nhiên, những tên miền đẹp như thế thì hữu hạn, mà doanh nghiệp cùng ngành nghề thì nhiều, vì vậy, nhiều người có thèm cũng không bao giờ mua nổi những tên miền đẹp nhất trong lĩnh vực của mình.

Trong danh mục chính, Bạn hãy chọn cho mình một tên miền đẹp, giá trị ngay tại Danh mục tên miền đẹp

Cách 3: Chọn tên miền kết hợp từ khóa và thương hiệu:

Đây là cách làm thông minh, chi phí thấp. Cách làm là ghép 1 từ khóa HOT trong lĩnh vực mình kinh doanh với tên thương hiệu. Ví dụ: mancuamylinh.com (màn cửa Mỹ Linh), dienthoaisaigon.com (Hệ thống Điện Thoại Sài Gòn), xoichetuyetlan.com (Xôi chè Tuyết Lan),… Cách kết hợp này làm khách hàng dễ liên tưởng và dễ nhớ sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, do là phương án kết hợp nên tên miền thường dài, mất đi độ đẹp cần thiết.

Cách 4: Tên miền lắp ghép nhiều từ khóa:

Cách làm này hiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng như một cách thay thế cho những tên miền từ khóa đẹp đã bị mua từ lâu. Một tên miền kiểu này là một sự kết hợp giữa nhiều từ khóa trong dãy ngành nghề tiêu biểu của doanh nghiệp, ví dụ: manremcua.com (màn rèm cửa), chanragoinem.com (chăn, drap, gối, nệm), dienthoaimaytinh.com (điện thoại, máy tính),… Cách làm này cũng khá sáng tạo, tuy nhiên, nên ghi nhớ: tên miền chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó có thể đọc và dễ nhớ. Một tên miền lắp ghép từ khóa nên đọc sao có vần điệu, ví dụ, chanragoinem.com rất hay vì đó là từ người ta thường gọi; nhưng nếu bạn lắp ghép dạng: maycaymayxucmaykeo.com (máy cày, máy xúc, máy kéo) thì rất khó nhớ và khá hài hước.

Cách 5: Tên miền kiểu chơi chữ:

Một trường phái mua tên miền kiểu chơi chữ cũng rất được ưa chuộng. Ví dụ: catch.me (bắt em đi), follow.me (theo tôi), ngoi.sao (Ngôi sao), hoibi.net (Hơi bị nét), banhmi.sg (bánh mì Sài Gòn), go.to (đi đến),… Cách làm này hay nhưng có nhược điểm là bạn khó thể chọn tên .com hoặc .com.vn, .vn mà thường phải chọn một đuôi mở rộng khác phù hợp.

Cách 6: Tên miền ngắn 1-4 ký tự:

Đây là trường phái của những thương hiệu mạnh nhất. Tên miền ngắn chỉ 1-4 ký tự, nếu ở dạng .com sẽ cực kỳ đắt. Các đại gia trên thế giới đều thích tên miền kiểu này: FB.com (Facebook), IBM.com (IBM), Go.com (Walt Disney), Mac.com (Apple), Live.com (Microsoft), Web.com (của Web.com – Tập đoàn mua lại cả Godaddy, Register, Networksolutions, Snapnames),… Mới đây nhất là tên miền 2 ký tự Mi.com được Xiaomi (Trung Quốc) mua lại với giá 3,6 triệu USD với tham vọng phát triển sản phẩm toàn cầu. Ở Việt Nam, tên miền ngắn 4 ký tự dot com được mua giá kỷ lục là Bkav.com (Công ty BKAV) với giá 2,3 tỷ đồng.

Còn nhiều cách chọn tên miền khác, phù hợp nhu cầu thực tế, sức tưởng tượng, tầm nhìn và khả năng tài chính của mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, với góc độ một doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một mô hình mua tên miền như sau:

1. Doanh nghiệp nhà giàu: Với doanh nghiệp có khả năng tài chính, thì nên mua một tên miền thương hiệu trùng tên công ty, có thể là tên chính (nếu tên ngắn) hoặc tên viết tắt. Trên web này, đưa thông tin doanh nghiệp, giới thiệu, dịch vụ, khách hàng,… Doanh nghiệp cũng nên mua 1-2 tên miền từ khóa đỉnh cao liên quan ngành nghề kinh doanh chính (như quatang.com, nhansam.com, comtrua.com), xây dựng thành 1 portal thu hút nhiều khách truy cập, qua đó chuyển khóa thành khách hàng của mình. Nếu có điều kiện thì mua thêm các tên đẹp khác (.vn, .com.vn, .net) trỏ về tên miền thương hiệu.

2. Doanh nghiệp nhà nghèo: Ít tài chính hơn, bạn vẫn nên mua một tên miền thương hiệu, làm website chính của công ty. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư một tên miền từ khóa (hơi dài, hoặc ghép) giá vừa phải (như: dichvuchuyennha.com, thucphamantoan.com, suanhatrongoi.com) để làm portal chuyên ngành hàng của mình, qua đó thu hút khách truy cập và biến lượng khách này thành khách hàng thật sự.

Dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thì điều chúng tôi đề nghị cũng giống nhau: Phải xây dựng website tốt, đầu tư sâu về nội dung, làm tốt các hoạt động quảng bá, bán hàng, chăm sóc khách hàng thì tên miền và website mới mang lại hiệu quả thực sự. Nếu không, thì tiền bạc và công sức bỏ ra cũng không mang lại giá trị bao nhiêu.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Chính Nghĩa (Muabantenmien.com)


QuangCaoNhanh.com – Đi lên từ bàn tay trắng

Đăng

Câu chuyện khởi nghiệp của ông Đinh Thành Lợi – Giám đốc công ty Quảng Cáo Nhanh tại Tp.HCM là một ví dụ sinh động về một tấm gương khởi nghiệp với vốn ban đầu chỉ có đôi bàn tay trắng.

QuangCaoNhanh.com - Đi lên từ bàn tay trắng
QuangCaoNhanh.com – Đi lên từ bàn tay trắng

5 năm về trước, Công ty Quảng Cáo Nhanh ra đời với số vốn rất ít ỏi. Được sự tư vấn của MuaBanTenMien.com, ông Đinh Thành Lợi quyết định lấy internet làm bàn đạp để tìm kiếm khách hàng vì xét về mọi mặt: Vốn, nhân lực, mặt bằng,… ông đều chưa thể bằng những đối thủ ra đời trước và có điều kiện hơn. Chính vì vậy, ông Đinh Thành Lợi quyết định mua tên miền quangcaonhanh.com để làm thương hiệu và là web chính của công ty. Ngoài ra, một loạt tên miền và website phụ khác được đầu tư như: thicongquangcao.com, thicongmatdung.com, thicongbanghieu.com, matdungalu.com, catdecal.net, nhằm tập trung vào từng nhóm, phân khúc khách hàng. Với quyết định táo bạo này, Quảng Cáo Nhanh đã có những hợp đồng đầu tiên từ internet. Sau 5 năm miệt mài làm việc, chăm lo xây dựng thương hiệu và làm tốt nhất mọi thứ cho khách hàng của mình, đến nay, Quảng Cáo Nhanh đã là một thương hiệu mạnh trong làng quảng cáo ngoài trời tại Tp.HCM với các dịch vụ: Làm hộp đèn, bảng hiệu, thi công mặt dựng alu, sản xuất đèn led, trang trí gian hàng hội chợ, nội thất quảng cáo.

Theo ông Đinh Thành Lợi, có thể tên miền và các website của Quảng Cáo Nhanh chưa phải là quá hay, nhưng thực sự chúng rất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của ông cũng như chọn đúng phân khúc khách hàng mục tiêu, giúp khách hàng tin tưởng vào tên miền, vào web và từ đó có niềm tin vào năng lực của công ty. Đó là thắng lợi không dễ gì có được. Nói với mọi người, ông Lợi vẫn nhắc: Có lẽ MuaBanTenMien.com có duyên tư vấn nên các tên miền và website ông mua, đầu tư đều mang lại hiệu quả kinh doanh tuyệt đối.


inandep.com – Thành công sau nhiều thất bại

Đăng

Nói đến Công ty TNHH In Ấn Đẹp – Nhiều người bạn gần như không tin vào thành quả hôm nay mà chủ nhân của công ty đã gặt hái được.

inandep.com – Thành công sau nhiều thất bại
inandep.com – Thành công sau nhiều thất bại

Từng học chuyên ngành marketing – ông Đinh Chiến Thắng đã trải qua nhiều vị trí tại nhiều công ty khác nhau. Khi đứng ra thành lập công ty riêng của mình, chuyên gia marketing này hoàn toàn tin tưởng mình sẽ thành công như mong đợi. Tuy nhiên, thương trường quá khắc nghiệt khiến ông Thắng phải 2 lần chia tay với doanh nghiệp do chính mình sáng lập.

Với mối nhân duyên có được từ MuaBanTenMien.com, ông Thắng được tư vấn phải thay đổi phương thức marketing truyền thống thành marketing online để có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà chi phí marketing lại tiết kiệm được nhiều lần. inandep.com ra đời từ đó với các sản phẩm, dịch vụ như: in decal, cắt decal, trang trí kính, tường decal, in lịch Tết và các sản phẩm in ấn khác. Nhờ thế mạnh của web cùng tên miền đẹp, ấn tượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, đến nay, công ty In Ấn Đẹp đã có lượng khách hàng lớn và ngày càng phát triển. Có thể nói, ông Đinh Chiến Thắng và inandep.com là minh chứng cho sự thành công nhờ biết phát huy sức mạnh của internet – Biến web thành vàng như slogan của MuaBanTenMien.com!


TheGioiMayIn.com – Dẫn đầu ngành máy in khổ lớn

Đăng

Nói đến Công ty Sao Băng – hầu như mọi người làm trong ngành in ấn kỹ thuật số khổ lớn đều biết. Hiện Sao Băng là nhà phân phối máy in kỹ thuật số lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng là nhà phân phối các loại máy khắc laser, máy khắc CNC, máy cắt plasma và các vật tư chuyên ngành in ấn.

TheGioiMayIn.com - Dẫn đầu ngành máy in khổ lớn

TheGioiMayIn.com – Dẫn đầu ngành máy in khổ lớn

Với tầm nhìn của một doanh nghiệp lớn và một thương hiệu mạnh, chủ nhân của Sao Băng đã quyết định mua từ MuaBanTenMien.com 3 website mạnh sẵn gồm: thegioimayin.com, maykhaccnc.commaykhaclaser.com. Cả 3 web này thời điểm bàn giao cho Sao Băng đều đã có nhiều khách truy cập, nằm trên Top Google những từ khóa HOT liên quan. Việc chọn mua 3 web với tên miền đẹp đúng ngành là một quyết định đầu tư táo bạo nhưng đúng hướng của lãnh đạo công ty Sao Băng. Đến nay, sau 5 năm hoạt động hiệu quả, có thể nói, 3 website này đã, đang và sẽ mang lại rất nhiều khách hàng cho công ty. Chính vì vậy, lãnh đạo của công ty đã tiếp tục mua thêm một số web với tên miền đẹp từ MuaBanTenMien.com để đầu tư mở rộng các mảng kinh doanh khác.


Open.tv được bán giá 25.000 USD tại Sedo

Đăng

Sàn giao dịch Sedo.com mới bán xong tên miền Open.tv với mức giá 25.000 USD. Người mua tên miền này là Paul Boyd, là phóng viên của Inside Edition. Hiện tên miền open.tv đã được trỏ đến InsideEdition.com.

tên miền open.tv

Người bán tên miền open.tv là Makis Mourelatos – nhà đầu tư tên miền .tv khá kinh nghiệm.

Tuy là tên miền .tv, nhưng Open.tv khá nổi tiếng trớớc đó. Tuy vậy, mức giá 25.000 USD này cũng tạm coi là thành công cho một tên miền có phần mở rộng không phải là .com hay .net.

Biên dịch: Minh Quân – MuaBanTenMien.com


Top 10 giao dịch tên miền cách đây 1 năm

Đăng

Dưới đây là bản cập nhật cho 10 tên miền trong cùng thời điểm này từ một năm trước đây, theo xếp hạng của Tạp chí DN.

1. MathGames.com: 725.000 USD

Một thương vụ lớn bởi Bill Kara, một nhà đầu tư tên miền lão luyện. MathGames.com: có traffic khủng, với một thứ hạng Alexa gần 1,1 triệu. Tên miền này hiện được phát triển một website chuyên về các trò chơi và câu đố toán học, thu hút truy cập nhiều từ học sinh và cả phụ huynh.

top 10 tên miền

2. Flight.ca: 99.000 USD

Không rõ chủ sở hữu trước đây là ai. Dữ liệu từ Whois cho thấy FareMatrix.com: hiện là chủ sở hữu, và tên miền này chuyển tiếp đến FlightNetwork.com.

3. Ed.co: 50.000 USD

Thông tin whois được ẩn nên không biết chủ sở hữu mới và cũ là ai.

4. WaterTreatment.com: 30.000 USD

Thông tin whois được ẩn nên không biết chủ sở hữu mới và cũ là ai. Tên miền hiện chưa được xây dựng website.

5. HJX.com: 29.000 USD

Whois cho thấy chủ sở hữu là “Công ty công nghệ HJX Bắc Kinh”. Theo thông tin trên web, họ đang thuộc sở hữu của một công ty giao dịch công khai với tên của Acorn quốc tế, và có một vốn hóa thị trường gần 55 triệu USD. “Acorn International, Inc, một công ty tiếp thị đa nền tảng tích hợp, phát triển, khuyến khích, và bán một danh mục đầu tư của các sản phẩm độc quyền thương hiệu; và các sản phẩm bên thứ ba.

6. Bondholders.com: 25,410 USD

Thông tin sơ bộ cho thấy tên miền được mua bởi một công ty luật của Tây Ban Nha.

7. HomeTests.com: 22.000 USD

Tên miền chưa được đưa vào sử dụng. Theo whois từ Godaddy thì chủ sở hữu là BoatWorld – với khoảng hơn 300 tên miền khác cũng liên quan đến tàu thuyền.

8. YEC.com: 20,005 USD

Hiện chưa được xây dựng website, và chủ sở hữu đang để whois ở chế độ bảo vệ sự riêng tư.

9. SameDayLoans.org.uk: 19,250 USD

Một tên miền quốc gia của Anh, lại .org.uk mà bán được giá cao ngất ngưởng kể ra cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, tên miền này có tuổi đời đã khá lâu và trước đó có vẻ họ cũng đã có nhiều khách hàng liên quan đến tín dụng.

10. KT.org: 17.000 USD

Viết tắt của Đền Kensington, một tổ chức tôn giáo có trụ sở tại London. Alexa xếp hạng gần 2,2 triệu.

Nguồn: Domainshane – Biên dịch: Minh Quân (MuaBanTenMien.com)


66 tên miền đắt nhất từ trước đến nay

Đăng

Trên internet – thì tên miền chính là địa chỉ để dẫn đến mọi website, và đó là lý do mà ai cũng muốn sở hữu cho mình một hay nhiều tên miền đẹp. Tạp chí Business Insider và DN Journal đã lập nên một danh sách 66 tên miền đắt giá nhất từ trước đến nay (tính đến thời điểm hiện tại – tháng 7/2014).

Tên miền đẹp đắt giá nhất

1. MM.com – Giá: 1.200.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 7/2014
2. eBet.com – Giá: 1.350.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 10/2013
3. Cameras.com – Giá: 1.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2006
4. Russia.com – Giá: 1.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2009
5. Tandberg.com – Giá: 1.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2007
6. Ticket.com – Giá: 1.525.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2009
7. DataRecovery.com – Giá: 1.659.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2008
8. Auction.com – Giá: 1.700.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2009
9. Dating.com – Giá: 1.750.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2012
10. Fly.com – Giá: 1.760.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2009
11. Seniors.com – Giá: 1.800.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2007
12. 37.com – Giá: 1.960.800 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 3/2014
13. Computer.com – Giá: 2.100.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2007
14. 114.com – Giá: 2.100.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 7/2013
15. KK.com – Giá: 2.400.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 11/2013
16. Youxi.com – Giá: 2.430.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 3/2014
17. Investing.com – Giá: 2.450.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2013
18. Social.com – Giá: 2.600.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2011
19. CreditCards.com – Giá: 2.750.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2004
20. Shopping.de – Giá: 2.858.945 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2008
21. Candy.com – Giá: 3.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2009
22. Vodka.com – Giá: 3.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2006
23. Sex.xxx – Giá: 3.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 6/2014. Đây có lẽ là tên miền đắt giá nhất cho một tên miền có phần mở rộng mới ra đời khác .com. Ngoài ra, chủ nhân máu lửa Barron Innovations còn chi bạo 5 tỷ USD cho một gói bao gồm hơn 40 tên miền có chứa từ khóa khác.
24. Whisky.com – Giá: 3.100.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 3/2014
25. Mi.com – Giá: 3.600.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 4/2014. Xem thêm bài: Xiaomi bỏ ra 3,6 triệu USD mua tên miền 2 ký tự Mi.com
26. IG.com – Giá: 4.700.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 9/2013
27. Medicare.com – Giá: 4.800.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 5/2014
28. Clothes.com – Giá: 4.900.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2008
29. Toys.com – Giá: 5.100.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2009
30. Slots.com – Giá: 5.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2010
31. Diamond.com – Giá: 7.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2006
32. Porn.com – Giá: 9.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2007
33. Fund.com – Giá: 9.999.950 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2008
34. Sex.com – Giá: 13.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2010
35. Insurance.com – Giá: 35.600.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2010
36. VacationRentals.com – Giá: 35.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2007
37. PrivateJet.com – Giá: 30.100.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2012
38. Internet.com – Giá: 18.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2009
39. Insure.com – Giá: 16.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2009
40. Hotels.com – Giá: 11.999.000 USD
41. Fb.com – Giá: 8.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 9/2010
42. Business.com – Giá: 7.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 12/1999
43. Beer.com – Giá: 7.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2004
44. iCloud.com mua bởi Apple – Giá: 6.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 3/2011
45. Casino.com – Giá: 5.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2003
46. Asseenontv.com – Giá: 5.100.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 2000
47. Korea.com – Giá: 5.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 1/2000
48. Freeport.com – Giá: 4.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 1/2008
49. GiftCard.com mua bởi CardLab – Giá: 4.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 10/2012
50. yp.com – Giá: 3.850.000 USD – Thời điểm giao dịch:Tháng 11/2008
51. Shop.com – Giá: 3.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 11/2003
52. AltaVista.com – Giá: 3.300.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 8/1998
53. Software.com – Giá: 3.200.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 12/2005
54. Wine.com – Giá: 3.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Năm 1999
55. Loans.com – Giá: 3.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 1/2000
56. Loans.com mua bởi Bank of America – Giá: 3.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 1/2000
57. Pizza.com – Giá: 2.605.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 4/2008
58. Tom.com – Giá: 2.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 12/1999
59. Coupons.com – Giá: 2.200.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 1/2000
60. England.com – Giá: 2.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 12/1999
61. Express.com – Giá: 2.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 3/2000
62. Telephone.com – Giá: 2.999.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 1/2000
63. Savings.com – Giá: 1.900.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 2/2003
64. Mortgage.com – Giá: 1.800.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 3/2000
65. Branson.com – Giá: 1.600.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 6/2006
66. Marketingtoday.com – Giá: 1.500.000 USD – Thời điểm giao dịch: Tháng 9/2005.


Tại Việt Nam, tên miền bkav.com cũng đã được công ty BKAV mua lại từ một nhà đầu tư nước ngoài giá 110.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng). Tên miền dienmay.com cũng đã được công ty Thế Giới Di Động mua lại với mức giá khá cao. Ngoài ra, còn nhiều tên miền cực đẹp chưa lộ diện với mức giá có thể sẽ rất cao. Trong bối cảnh kinh doanh trực tuyến và phát triển thương mại điện tử ngày một cạnh tranh, thì có một tên miền đẹp là một vũ khí mạnh – đáng được đầu tư một cách nghiêm túc!

Minh Quân (MuaBanTenMien.com) biên tập từ Business Insider và DN Journal

68 tên miền được đấu giá tại NewYork

Đăng

Lễ khai mạc  sự kiện Đấu giá tên miền tại thành phố New York mới diễn ra. Cuộc đấu giá 26 trong số 68 tên miền với tổng giá trị 419.970 USD. Những tên miền không bán được trong cuộc đấu giá trực tiếp sẽ có mặt trên sàn bán đấu giá của website trong hai tuần với mức giá khởi điểm như ở dạng Mua ngay (buy now).

đấu giá 68 tên miền tại NewYork

đấu giá 68 tên miền tại NewYork

Top 5 bán đấu giá này là:
1. XZ.com: 138.000 USD
2. Animation.com: 112.125 USD
3. Hemisphere.com: 34.500 USD
4. AIE.com và BusinessPhone.com đồng giá: 23.000 USD
5. Numismatics.com: 17.250 USD
Qua đây có thể thấy: Những tên miền cực ngắn: 1-2-3 ký tự luôn được mua giá cao, rất cao. Một dạng khác là tên miền có nghĩatên miền từ khóa luôn được mua với giá cao.

Lưu ý: Tất cả các tên miền cùng chung một mức phí đấu thầu là 15%.

Biên dịch: Đinh Hiền – Nguồn: domainnamenews.com

Sedo giao dịch 527 tên miền với giá 1,6 triệu USD

Đăng

Sedo giao dịch 527 tên miền với giá 1,6 triệu USD

Trong tuần qua (từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 8), giao dịch diễn ra trên Sedo tổng cộng 1,6 triệu USD. Có tổng số 527 tên miền đã được bán thông qua sàn giao dịch tên miền Sedo. Trung bình giá mỗi tên miền được bán ra là 3.036 USD (tuần trước là 2.690 USD).

Sedo giao dịch 527 tên miền với giá 1,6 triệu USD

Sedo giao dịch 527 tên miền với giá 1,6 triệu USD

Hiện nay, Sedo là sàn mua bán tên miền lớn nhất thế giới với giao dịch lên đến hàng chục triệu USD mỗi tháng.

Nguồn: online domain. Biên dịch: Đinh Hiền (MuaBanTenMien.com)

Google thắng Microsoft để dành đăng ký tên miền phần mở rộng .docs

Đăng

Google thắng Microsoft để dành đăng ký tên miền phần mở rộng .docs

Mới đây, Google đã đánh bại Microsoft trong việc giành quyền đăng ký tên miền với phần mở rộng .docs.

tên miền .docs

Tên miền .docs

Google Docs là một ứng dụng phục vụ xem, sửa tài liệu văn phòng của Google. Microsoft cũng có một dịch vụ Docs, đó là sự hợp tác với Facebook tại Docs.com từ tháng 4 năm 2010.

Nguồn: domainincite.com – Biên dịch: Đinh Hiền (MuaBanTenMien.com)